Hệ thống 9 nhà máy điện “sạch” trải dài từ An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ sẽ chính thức khởi công từ tháng 4 tới để phục vụ tuyến
Giảm kẹt xe, ô nhiễm
Sau gần 5 năm nghiên cứu và nhận được nhiều sự ủng hộ từ phía chuyên gia, Viện Khoa học – Công nghệ Phương Nam, Công ty tư vấn – thiết kế GTVT phía nam cùng những đơn vị tư vấn trực tiếp làm công tác nghiên cứu, thiết kế cho dự án tuyến đường sắt cao tốc TP.HCM – Cần Thơ vừa tổ chức cuộc họp bàn về việc xây dựng 9 nhà máy điện phục vụ tuyến đường sắt cao tốc này.
Theo đó, tàu chạy trên tuyến là tàu điện, đây là dự án thân thiện môi trường nên các đơn vị quyết định chọn công nghệ điện tái tạo để làm ra điện. Cụ thể, sẽ xây dựng 7 nhà máy điện sử dụng rác đốt thành điện ở 7 nhà ga trên tuyến và 2 nhà máy điện mặt trời ở ga đầu là Tân Kiên (TP.HCM) và ga cuối ở Cái Cui (Cần Thơ). Mỗi nhà máy có công suất khoảng 50 MW, khi hoàn thành sẽ hòa chung vào lưới điện của tổng công ty điện lực, sau đó phát trở lại phục vụ hoạt động của đoàn tàu.
Chỉ chờ Bộ GTVT “gật đầu”
Theo quyết định của Bộ GTVT ngày 27.8.2013 phê duyệt Quy hoạch chi tiết đường sắt TP.HCM – Cần Thơ, tổng chiều dài toàn tuyến là 173,677 km với 14 ga, bắt đầu từ ga lập tàu An Bình (Bình Dương) đến Cần Thơ đi theo hướng tuyến dài nhằm tiếp cận các đô thị, thị xã hiện hữu của TP.HCM và 4 tỉnh miền Tây. Tuy nhiên, sau nhiều lần họp bàn, đại diện 5 tỉnh thành liên quan đã thống nhất với phương án đơn vị nghiên cứu đề xuất (Viện Khoa học – Công nghệ Phương Nam) là rút ngắn tuyến còn 139,7 km với 9 ga, chạy song hành với đường bộ cao tốc TP.HCM – Trung Lương – Mỹ Thuận, hướng ngoại vi các đô thị hiện hữu. Vì thế, tháng 9 năm ngoái, UBND TP.HCM đã có văn bản kiến nghị Bộ GTVT điều chỉnh quy hoạch tuyến đường sắt này.
Theo Thanhnien.vn